Blogger Themes

Chứng khoán cho mọi người

Phần 1: Sơ lược về chứng khoán

Dữ liệu Chứng khoán

Báo cáo Tài chính / Thực hiện quyền

Liên hệ

Facebook / Google+

Saturday, August 20, 2011

Tăng 1,06%, CPI tháng 8 tại Hà Nội chưa như kỳ vọng

Sau tháng 7 đột ngột đổi chiều tăng tốc và thử thách niềm tin, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 lại giảm tốc tại Hà Nội, một lần nữa không vượt qua được ngưỡng cản mức tăng 1% đã tồn tại gần một năm qua. 

> Vàng được dự báo lên đến 2.000 USD/ounce tuần tới / Giá vàng vượt xa 47 triệu đồng / Vàng xô đổ kỷ lục mọi thời đại
> Giảm lãi xuất: Tháng 9 đã rất gần / Xếp hạng tín dụng còn đáng tin cậy? / Các Ngân hàng mua ròng ngoại tệ / Giá trị VND: Bào mòn và thử thách
Sức tiêu dùng đã giảm tốc hơn trong tháng 8/2011 này
Theo cơ quan thống kê, CPI tháng 8/2011 tại Hà Nội đã tăng 1,06% so với tháng trước, hạ thấp hơn con số 1,32% của tháng 7 trong so sánh tương ứng. Sức tiêu dùng trong “tháng cô hồn” dường như là lực cản với đà giảm tốc CPI tháng này.

Tuy nhiên, điểm tích cực là dù với mức giảm tốc không quá lớn, chưa thấp đến mức kỳ vọng, nhưng nhìn về xu hướng cũng như thực tế con số khớp vào thời điểm được cho là lạm phát sẽ chuyển hướng trong tháng tới, cơ hội thực sự đã xuất hiện.

Ở chiều ngược lại, mức tăng còn cao, CPI tháng này tại Hà Nội vẫn đạt mức đỉnh của các tháng 8 trong vòng 3 năm trở lại đây, đồng thời chưa tạo được lợi thế rõ rệt để CPI tháng 9 “cạnh tranh” với tháng cùng kỳ năm trước, lạm phát đang đòi hỏi thêm thời gian trước khi “thuần phục”.

Nhìn vào diễn biến thực tế các con số, 11 nhóm hàng hóa và dịch tiêu dùng thiết yếu phân ra hai nửa “đối đầu”. Chỉ số giá 5 nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; giao thông; giáo dục; và văn hóa giải trí có mức tăng tốc nhẹ trong tháng này.

Riêng CPI nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng khá mạnh trong tháng này có nguyên nhân từ hiệu ứng tăng giá xi măng từ đầu tháng 7 của các doanh nghiệp sản xuất. Các nhóm còn lạ, CPI diễn biến ở chiều hướng tích cực.

Nhưng nhìn vào các nhóm có tác động mạnh đến CPI trong tháng, thay đổi đáng kể nhất nằm ở nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, với CPI thực phẩm hạ nhiệt chỉ còn tăng 2,51%, kéo theo ăn uống ngoài gia đình còn tăng 1,75% so với tháng trước.

Chỉ duy nhất CPI lương thực tiếp tục giảm 0,69% là không đủ lực hãm cho một cú lội ngược dòng của CPI Hà Nội như chờ đợi lâu nay. Nhưng nếu xu hướng giá cả này còn tiếp diễn thì viễn cảnh ổn định sẽ dần được củng cố trong các tháng tới.

                                                                                                                 (Theo VnEconomy)

No comments:

Post a Comment