Blogger Themes

Chứng khoán cho mọi người

Phần 1: Sơ lược về chứng khoán

Dữ liệu Chứng khoán

Báo cáo Tài chính / Thực hiện quyền

Liên hệ

Facebook / Google+

Sunday, August 28, 2011

Được Ủy ban thông qua tăng vốn, cổ đông lại tranh nhau bán sàn PVA

Pierpont Bui - Ngay sau có thông báo của Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) về việc chấp thuận trở lại cho Công ty CP Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (MCK: PVA) tiếp tục các thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng vào chiều thứ năm, ngày 25/08/2011 thì trong phiên giao dịch ngày 26/08/2011, PVA đã bị bán sàn khá mạnh, kết thúc phiên giao dịch, dư bán giá sàn 60.900 cp và tổng lượng khớp trong ngày là 630.100 cp. Đáng chú ý, trong tổng khối lượng khớp thì giá sàn 13.5 và giá cạnh 13.6 chiếm tới 60%, các lệnh “đánh xuống” với khối lượng 10k, 20k chiếm đa số.

> Ứng xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? / Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần 4,6 tỷ USD

PVA đã bị bán xuống rất mạnh trong phiên ngày 26/08/2011
Khó khăn trong huy động vốn
Suốt từ đầu năm tới nay, để thực hiện chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ, điều này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng “thiếu vốn”, dẫn đến chi phí vay mượn tăng cao (lãi suất cao) nhưng vẫn rất khó huy động được vốn từ ngân hàng để đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Một số đã quay sang huy động vốn từ Thị trường Chứng khoán, tuy nhiên cũng rất khó khăn, và đa phần là thất bại do nhà đầu tư hiện nay cũng … “không còn tiền” và giá cổ phiếu hiện xuống quá thấp, nhiều cổ phiếu trong số đó thậm chí còn thấp hơn cả mệnh giá 10.000 đ/CP, thường là giá phát hành hiện nay. Tuy nhiên, một số dù giá tiệm cận mệnh giá ở mức 1x nhưng vẫn… “cố gắng” phát hành và những đợt phát hành như vậy gần như sẽ thất bại, nếu có được thì cũng chỉ phát hành được một phần nhỏ và không thể hoàn thành như kế hoạch huy động vốn đã đề ra trong Nghị quyết và Bản cáo bạch Phát hành thêm.

Vay nợ quá nhiều để kinh doanh  
PVA có tên đầy đủ là Công ty CP Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An là thành viên của Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (MCK: PVX), tham gia niêm yết tại HNX vào tháng 12/2008 với nghành nghề cơ bản chính là Xây lắp, vốn điều lệ từ khi niêm yết đã tăng một lần từ 45 tỷ lên thành 100 tỷ đồng như hiện nay.

Do đặc điểm của nghành Xây lắp phải huy động vốn từ Ngân hàng nhiều, cũng như chính bản thân PVA với định hướng phát hướng phát triển nhanh chóng thành một Tổng Công ty với thêm nhiều nghành nghề có liên quan như bất động sản, vật liệu xây dựng, dịch vụ, … , dẫn đến nhu cầu vốn rất lớn, trong khi chưa tăng vốn được thì có nghĩa phải …vay.

Theo báo cáo kiểm toán 2010, PVA với vốn điều lệ 100 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 171 tỷ đồng nhưng Tổng tài sản tới… 1941 tỷ đồng, tức là gấp hơn 10 lần số vốn đang có. Chi tiết hơn, có thể thấy PVA đang vay ngắn hạn 213 tỷ đồng và vay dài hạn 554 tỷ đồng, dẫn đến số lãi vay phải trả Ngân hàng trong năm 2010 vào khoảng …40 tỷ đồng. Đây thực sự là con số khá lớn đối với một Công ty có số vốn chủ sở hữu chỉ có 171 tỷ, dù cho trong năm 2010, lãi suất vẫn còn “nhẹ” so với hiện nay.

Bước qua năm 2011, do tình hình chung khó khăn như phân tích ở trên, tình hình tài chính còn xấu đi hơn với PVA. Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2011, có thể thấy vốn chủ sở hữu chỉ còn 145 tỷ đồng nhưng Tổng tài sản vẫn tăng nhẹ lên 2025 tỷ đồng, tức là hệ số đòn bẩy tài chính, hệ số cho biết tình hình nợ/vốn tự có còn cao hơn nữa, theo đó số vay mượn Ngân hàng còn tăng hơn nữa theo một xu hướng nhất định. Điều này báo hiệu tình hình tài chính của Doanh nghiệp đang “xấu” đi, và cần phải cải thiện.

Cách phổ biến nhất Doanh nghiệp niêm yết hay làm để cải thiện tình hình tài chính là huy động vốn trên Thị trường Chứng khoán qua hình thức phát hành thêm tăng vốn. Tuy nhiên với một hệ số đòn bẩy tài chính lớn như thế, thì vấn đề huy động vốn cho Doanh nghiệp cũng phải lớn mới cải thiện đáng kể và hạ thấp hệ số đòn bẩy nói trên được.

Pha loãng cổ phiếu quá lớn
Như đã phân tích ở trên, PVA đã chọn phương án huy động vốn “hoàng tráng” để tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên thành 600 tỷ đồng, tức là tăng vốn tới 6 lần, số lượng vốn cần huy động ở đây là 500 tỷ đồng, một con số quá lớn trong bối cảnh thắt chặt tiền tệ như hiện nay.

Đáng chú ý hơn, 445 tỷ đồng trong số đó là huy động từ chính cổ đông hiện hữu, với tỉ lệ 1:4,45, giá 10.000 đồng/cp. Đây là tỉ lệ huy động vốn lớn nhất đối với cổ đông hiện hữu trên Thị trường Chứng khoán chính thức từ trước tới nay. 2 đợt lớn khác thành công từng ghi nhận là tỉ lệ 1:4 của IJC và TDC, tuy nhiên thành công được phần lớn là do sự hậu thuẫn bảo lãnh của Công ty mẹ - Becamex.

Thất bại?
Như đã nói ở phần vay nợ và khó khăn huy động vốn, do phải trả lãi Ngân hàng quá nhiều, và “thiếu vốn” dẫn tới 6 tháng đầu năm 2011, PVA chỉ lãi có 10 tỷ đồng, và cứ theo đà đó mà dự tính, thì cả năm PVA cũng chỉ lãi ở mức khoảng 20 – 25 tỷ đồng. Tức là EPS chỉ khoảng 2.000 – 2.500.

Với mức P/E phổ biến chung trên TTCK Việt Nam hiện nay 4,5 – 5 thì giá dự tính của PVA cũng chỉ xoay quanh mệnh giá là hợp lý. Và thực tế cũng cho thấy giá cổ phiếu PVA bình quân cuối ngày 25/08 trước khi UBCK chấp thuận trở lại là 14.500 đồng/cp (mức giá này đã được hỗ trợ trước đó bởi 5 phiên tăng điểm liên tiếp từ giá 11.900 đồng /cp).

Một vấn đề cuối cùng ở đây cần phải thấy là các nhà đầu tư giao dịch hàng ngày trên TTCK Việt Nam đa phần là nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, thời gian mua bán không quá 3 tháng, hay phổ biến chỉ dưới 1 tháng. Nên hầu như họ không hề “quan tâm” tới các dự án từ 1 tới 3 năm của Doanh nghiệp Niêm yết phát hành thêm được nêu trong Bản cáo bạch, nhất là trong bối cảnh khó khăn về vốn như hiện nay.

Theo quy định về pha loãng cổ phiếu đối với việc phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu, giá cổ phiếu PVA nếu nguyên mức 14.500 đồng/cp sẽ được điều chỉnh xuống thành 10.800 đồng/cp, tức là đã “bay” do điều chỉnh kỹ thuật khoảng 25,5%

Và với giá sau điều chỉnh còn 10.800 đồng/cp, thì chỉ cần hơn 1 phiên sàn là sẽ thấp hơn cả giá đặt mua theo mệnh giá, chưa kể số tiền nộp quá lớn so với gốc, nhiều nhà đầu tư không theo được cũng sẽ bán gốc để nộp mua, vô hình tạo một lực đánh “xuống” trong suốt quá trình đặt mua cổ phiếu. Và nếu không có đủ tiền nộp thì… mất trắng 25,5% kể trên.

Còn nếu nộp sẽ chịu một chi phí vốn không có tí lãi nào (ít nhất là gửi tiết kiệm ngân hàng kiếm 1,5%/tháng) do cổ phiếu đặt mua bị treo khoảng 02 tới 03 tháng trong quá trình chờ giao dịch phát hành thêm mà không thể làm gì được số cổ phiếu đó.

                                                                                              (Pierpont Bui thực hiện và Phân tích)

No comments:

Post a Comment