Ngân
hàng Nhà nước tiếp tục có biện pháp ép cả đầu vào lẫn đầu ra để có thể “co” tín
dụng ngoại tệ trong thời gian tới.
> Tiếp
tục tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước mong muốn điều
gì? / Tổ
chức đầu tư thận trọng với khả năng giảm lãi suất
> Được
Ủy ban thông qua tăng vốn, cổ đông lại tranh nhau bán sàn PVA / Cổ
đông ầm ầm tháo chạy khỏi DVD
> Ứng
xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? / Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần
4,6 tỷ USDTăng trưởng tín dụng ngoại tệ vẫn ở mức cao |
Mở đầu tuần mới, thị trường đón nhận thông tin định hướng về loạt giải pháp
chính sách tiền tệ trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh việc xem xét chưa áp dụng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13 và 19, thì sự can thiệp đối với tín dụng ngoại tệ là đáng chú ý; cũng như cụ thể hóa thông điệp “hãm phanh” đưa ra đầu tháng này.
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ - lần tăng thứ ba kể từ đầu năm. Đây được xem là sự điều chỉnh có tác động cụ thể nhất tới tín dụng ngoại tệ trong thời gian tới.
Trong thông cáo phát đi ngày 29/8, nhà điều hành cũng nêu rõ lý do là “để hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối”. Điều này xuất phát từ thực tế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ liên tiếp tăng cao kể từ giữa năm 2010 trở lại đây.
Số liệu cập nhật cụ thể cho thấy đến 20/6 tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã lên tới 22,21% so với cuối năm 2010; đến 20/7 tiếp tục tăng 1,96% so với tháng liền trước. Trong tháng 8, dù chưa công bố cụ thể nhưng Ngân hàng Nhà nước cho biết là tăng trưởng vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, tăng trưởng huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã sụt giảm mạnh trông thấy, sau khi cơ chế áp trần lãi suất tiền gửi USD được đưa ra và tiếp tục thu hẹp (xuống 2%/năm đối với dân cư, 1%/năm đối với tổ chức). Số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến 20/6, huy động ngoại tệ đã giảm tới 3,62% so với cuối tháng liền trước; tương tự, tính đến 20/7 giảm tới 3,29% và có thể tiếp tục thể hiện trong tháng 8.
Tín dụng ngoại tệ liên tiếp tăng cao, trong khi huy động liên tiếp giảm mạnh. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho biết thanh khoản ngoại tệ của hệ thống được đảm bảo, nhưng sự trái chiều đó nếu kéo dài có thể gây bất ổn trong khả năng cân đối vốn.
Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ tăng trưởng quá mạnh sẽ dẫn tới những hệ lụy, nhất là gây áp lực đối với tỷ giá khi các khoản vay tập trung đáo hạn - như nhiều ý kiến chuyên gia đưa ra thời gian qua (dù cần bóc tách áp lực cụ thể của từng nhóm nhu cầu vay).
Lần này, Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi phí huy động ngoại tệ của các nhà băng theo đó sẽ tăng thêm. Như một phản ứng dây chuyền, chi phí đội thêm đó sẽ được đẩy sang người vay vốn. Lãi suất cho vay ngoại tệ theo đó sẽ tăng lên, thu hẹp dần chênh lệch với lãi vay bằng nội tệ và qua đó đánh động các nhu cầu vay vốn.
Tác động trên là đáng kể, bởi định hướng giảm lãi suất cho vay VND cũng đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Một bên tiến, một bên lùi, chênh lệch sẽ dần được thu hẹp. Và có thể đây chưa phải là lần cuối cùng Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. Khi chênh lệch giữa lãi suất vay vốn hai đồng tiền bị thu hẹp đến ngưỡng mà người vay phải tính toán để cân nhắc với rủi ro tỷ giá, nhu cầu vay sẽ giảm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đạt đích hạn chế đầu ra.
Mặt khác, với 1% tăng thêm, nguồn cho vay của các ngân hàng bị cắt bớt. Hiện không có con số tổng huy động ngoại tệ của toàn hệ thống ở thời điểm này được công bố cụ thể để đo lường chính xác lượng vốn bị “khóa” thêm này. Nhưng đó là “một lát cắt khi đói” đối với trạng thái huy động ngoại tệ của các ngân hàng, vốn liên tục giảm như đề cập ở trên.
Với cơ chế áp trần huy động USD rất thấp đã và đang áp dụng, cộng thêm việc liên tiếp tăng dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước đã và đang siết cả đầu vào của tín dụng ngoại tệ. Đầu vào khó hơn, tự thân các ngân hàng thương mại cũng sẽ phải kìm bớt đầu ra, nhất là trước áp lực bảo vệ thanh khoản trước tốc độ huy động và cho vay trái chiều. Theo đó, thời gian tới, chính các ngân hàng thương mại sẽ chọn lọc hơn trong cho vay ngoại tệ.
Tính chọn lọc đó cũng được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi trong thông cáo ngày 29/8: tiếp tục điều chỉnh cơ chế cho vay bằng ngoại tệ.
Bên cạnh Thông tư 13 và 19 vừa được áp dụng, thì Thông tư số 07 về cơ chế cho vay ngoại tệ vừa mới áp dụng chưa đầy 4 tháng cũng sẽ được điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay.
Với định hướng trên, đối tượng vay ngoại tệ sắp tới sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Nhóm đối tượng không có nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất kinh doanh, đầu mối chính tạo áp lực cầu ngoại tệ thương mại đối với tỷ giá khi trả nợ, sẽ bị siết lại. Trong khi đó, với thông tin vừa công bố, có thể ngoại trừ nhóm đối tượng vay có nguồn thu đối ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh việc xem xét chưa áp dụng quy định về tỷ lệ sử dụng vốn tại Thông tư số 13 và 19, thì sự can thiệp đối với tín dụng ngoại tệ là đáng chú ý; cũng như cụ thể hóa thông điệp “hãm phanh” đưa ra đầu tháng này.
Đầu tiên, Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ - lần tăng thứ ba kể từ đầu năm. Đây được xem là sự điều chỉnh có tác động cụ thể nhất tới tín dụng ngoại tệ trong thời gian tới.
Trong thông cáo phát đi ngày 29/8, nhà điều hành cũng nêu rõ lý do là “để hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ, tạo điều kiện ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối”. Điều này xuất phát từ thực tế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ liên tiếp tăng cao kể từ giữa năm 2010 trở lại đây.
Số liệu cập nhật cụ thể cho thấy đến 20/6 tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đã lên tới 22,21% so với cuối năm 2010; đến 20/7 tiếp tục tăng 1,96% so với tháng liền trước. Trong tháng 8, dù chưa công bố cụ thể nhưng Ngân hàng Nhà nước cho biết là tăng trưởng vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, tăng trưởng huy động ngoại tệ của hệ thống ngân hàng đã sụt giảm mạnh trông thấy, sau khi cơ chế áp trần lãi suất tiền gửi USD được đưa ra và tiếp tục thu hẹp (xuống 2%/năm đối với dân cư, 1%/năm đối với tổ chức). Số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến 20/6, huy động ngoại tệ đã giảm tới 3,62% so với cuối tháng liền trước; tương tự, tính đến 20/7 giảm tới 3,29% và có thể tiếp tục thể hiện trong tháng 8.
Tín dụng ngoại tệ liên tiếp tăng cao, trong khi huy động liên tiếp giảm mạnh. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước cho biết thanh khoản ngoại tệ của hệ thống được đảm bảo, nhưng sự trái chiều đó nếu kéo dài có thể gây bất ổn trong khả năng cân đối vốn.
Bên cạnh đó, tín dụng ngoại tệ tăng trưởng quá mạnh sẽ dẫn tới những hệ lụy, nhất là gây áp lực đối với tỷ giá khi các khoản vay tập trung đáo hạn - như nhiều ý kiến chuyên gia đưa ra thời gian qua (dù cần bóc tách áp lực cụ thể của từng nhóm nhu cầu vay).
Lần này, Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chi phí huy động ngoại tệ của các nhà băng theo đó sẽ tăng thêm. Như một phản ứng dây chuyền, chi phí đội thêm đó sẽ được đẩy sang người vay vốn. Lãi suất cho vay ngoại tệ theo đó sẽ tăng lên, thu hẹp dần chênh lệch với lãi vay bằng nội tệ và qua đó đánh động các nhu cầu vay vốn.
Tác động trên là đáng kể, bởi định hướng giảm lãi suất cho vay VND cũng đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Một bên tiến, một bên lùi, chênh lệch sẽ dần được thu hẹp. Và có thể đây chưa phải là lần cuối cùng Ngân hàng Nhà nước tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ. Khi chênh lệch giữa lãi suất vay vốn hai đồng tiền bị thu hẹp đến ngưỡng mà người vay phải tính toán để cân nhắc với rủi ro tỷ giá, nhu cầu vay sẽ giảm. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đạt đích hạn chế đầu ra.
Mặt khác, với 1% tăng thêm, nguồn cho vay của các ngân hàng bị cắt bớt. Hiện không có con số tổng huy động ngoại tệ của toàn hệ thống ở thời điểm này được công bố cụ thể để đo lường chính xác lượng vốn bị “khóa” thêm này. Nhưng đó là “một lát cắt khi đói” đối với trạng thái huy động ngoại tệ của các ngân hàng, vốn liên tục giảm như đề cập ở trên.
Với cơ chế áp trần huy động USD rất thấp đã và đang áp dụng, cộng thêm việc liên tiếp tăng dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước đã và đang siết cả đầu vào của tín dụng ngoại tệ. Đầu vào khó hơn, tự thân các ngân hàng thương mại cũng sẽ phải kìm bớt đầu ra, nhất là trước áp lực bảo vệ thanh khoản trước tốc độ huy động và cho vay trái chiều. Theo đó, thời gian tới, chính các ngân hàng thương mại sẽ chọn lọc hơn trong cho vay ngoại tệ.
Tính chọn lọc đó cũng được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát đi trong thông cáo ngày 29/8: tiếp tục điều chỉnh cơ chế cho vay bằng ngoại tệ.
Bên cạnh Thông tư 13 và 19 vừa được áp dụng, thì Thông tư số 07 về cơ chế cho vay ngoại tệ vừa mới áp dụng chưa đầy 4 tháng cũng sẽ được điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ sửa đổi cơ chế cho vay bằng ngoại tệ theo hướng quy định điều kiện chặt chẽ hơn đối với khách hàng không có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ vay.
Với định hướng trên, đối tượng vay ngoại tệ sắp tới sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Nhóm đối tượng không có nguồn thu ngoại tệ từ sản xuất kinh doanh, đầu mối chính tạo áp lực cầu ngoại tệ thương mại đối với tỷ giá khi trả nợ, sẽ bị siết lại. Trong khi đó, với thông tin vừa công bố, có thể ngoại trừ nhóm đối tượng vay có nguồn thu đối ứng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu.
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment