Cả ở định hướng điều hành và chuyển động trên thực tế, cửa giảm lãi suất cho vay thời gian tới bắt đầu hé mở.
Tân thống đốc cho rằng có thể giảm lãi suất về 17 - 19%/năm |
Trung
tuần tháng 7, chị Nhung gửi tiết kiệm 300 triệu đồng tại một chi nhánh
ngân hàng cổ phần, lãi suất trên sổ 14%/năm, nhưng lãi suất gián tiếp
được 17,5%/năm qua việc ký một lệnh chuyển tiền “khống” phần thưởng thêm
vào chính tài khoản của mình đến khi đáo hạn.
Cách đây hơn một tuần, chồng chị Nhung đến ngân hàng này gửi tiếp 300 triệu đồng ở tài khoản khác. Lãi suất gián tiếp ban đầu nhân viên giao dịch ấn định 17,5%/năm. Nhưng sau khi trao đổi với cán bộ quản lý, mức đó bị gút xuống 17%/năm với lý do: “Nếu anh gửi cách đây hai ngày thì được 17,5%/năm, mức này giờ chỉ áp cho các khoản gửi trên 500 triệu đồng thôi”.
Thanh khoản tốt, vẫn phải dự phòng
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tốt. Nhận định này có từ chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra, hay từ một số tổ chức đầu tư tài chính và cả từ chính đại diện ngân hàng thương mại.
Biểu hiện cụ thể cho chuyển biến thanh khoản là thực tế lãi suất huy động dù vẫn vượt trần nhưng không còn quá căng thẳng như thời gian qua; diễn biến trên thị trường liên ngân hàng khoảng một tháng trở lại đây đã ổn định và lãi suất bình quân ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó; quy mô đấu thầu trên thị trường mở cũng đã sụt giảm mạnh…
Một phó tổng giám đốc ngân hàng lớn tại Hà Nội còn cho biết, hiện tại, thanh khoản của khối ngân hàng cổ phần thậm chí đang tốt hơn cả khối quốc doanh, và lãi suất cho vay theo đó cũng đã bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, bà dự tính rằng, lãi suất thời gian tới vẫn khó giảm nhiều.
“Về thông tin định hướng giảm lãi suất xuống 17% - 19%/năm từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi rất mong muốn. Vì như vậy doanh nghiệp đỡ khó khăn, ngân hàng cũng đỡ lo ngại nhiều về nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao, thanh khoản cũng tốt hơn, thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói.
Nhưng điều kiện để giảm lãi suất một cách rõ rệt vẫn là mặt bằng chi phí huy động phải giảm. Thông tin từ đại diện trên cho biết, nhiều ngân hàng vẫn đang có chi phí huy động cao (khoảng 18% - 19%/năm). Lãi suất đầu vào cũng chưa thể giảm mạnh ngay do phải dự phòng cho thanh khoản những tháng cuối năm, khi nhu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp tăng cao.
Trong khi đó, lượng tiền mặt trên thị trường theo phân tích của phó tổng giám đốc ngân hàng trên hiện hạn chế, do chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm (mức tăng rất thấp và chậm của tổng phương tiện thanh toán qua 7 tháng chưa đầy 4% là một dẫn chứng cụ thể); thị trường vàng vẫn là một kênh níu kéo và chia sẻ, còn bản thân hệ thống là cạnh tranh huy động vốn không minh bạch…
“Trong thời gian tới, tôi mong muốn thị trường vận hành minh bạch hơn. Vì vậy việc áp dụng biện pháp hành chính trong điều kiện không phù hợp với cung cầu thị trường sẽ phát sinh nhiều vẫn đề không lành mạnh và thiếu minh bạch.
Giới hạn tăng trưởng tín dụng cũng không nên cào bằng với tất cả các ngân hàng, dù việc này nhiều người đã nói rồi. Ví như ngân hàng tôi không thể đặt hạn mức 20% cho tất cả các chi nhánh của mình, cần phải dựa trên các mục tiêu tăng trưởng, khả năng sử dụng vốn, tuân thủ, thị trường cần ưu tiên, năng lực lãnh đạo và trình độ quản trị từng nơi”, vị đại diện này nói thêm.
Sẽ có loạt điều chỉnh chính sách?
Một lần nữa, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đăng đàn nói về định hướng kéo lãi suất cho vay về 17% - 19%/năm trong tháng 9 tới. Bên cạnh thông tin về trạng thái vốn của hệ thống, ông Bình cũng đã hé mở một số khả năng điều chỉnh chính sách.
Thứ nhất, đó là khả năng sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc để hút tiền về trước áp lực lạm phát cuối năm. Phương án điều hòa tác động cũng được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đề cập tới là trả lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc ở mức chấp nhận được để tránh dồn chi phí của các ngân hàng thương mại vào lãi suất cho vay.
Thứ hai, Thông tư số 13 và một số điểm sửa đổi sau đó bằng Thông tư số 19 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng cũng được Thống đốc tiết lộ là sẽ có sửa đổi. Hiện chưa rõ nội dung sửa đổi là gì, như thế nào, nhưng có thể dự tính một điểm đến là quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ vốn huy động 80%/85% hiện nay, mà một số chuyên gia xem đó là “cái ao đọng vốn” - như một điều chỉnh để góp phần trung hòa tác động của giải pháp dự trữ bắt buộc (nếu tăng).
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét lại cơ chế hoạt động của thị trường liên ngân hàng, sự luân chuyển của dòng vốn trong mối liên hệ với thị trường 1, trong tầm kiểm soát và định hướng hợp lý hơn.
Thứ tư, cơ chế trần lãi suất huy động VND hiện nay cũng có thể có thay đổi, theo quan điểm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là hạn chế những can thiệp hành chính, mà thay bằng các điều chỉnh kỹ thuật. Nếu cơ chế này thay đổi, lãi suất huy động được trả lại cho thị trường điều tiết và các công cụ điều hành gián tiếp can thiệp là giả thiết được tính đến.
Thứ năm, giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% thay vì cào bằng cho tất cả các ngân hàng như hiện nay cũng sẽ được “trung hòa” lại, theo lời của Thống đốc Bình. Điều này nhằm khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” dẫn đến hạn chế trong phân bổ các nguồn vốn…
Ngoài ra, theo ý kiến của một số đại diện ngân hàng thương mại, “nhân dịp này” cơ chế trích lập dự phòng theo Quyết định 493 (ban hành năm 2005) cũng cần được điều chỉnh. Đó là quy định về khoản trích dự phòng chung 0,75%, “trói” vốn của các nhà băng, dù họ đã trích dự phòng theo các nhóm nợ ứng với các mức quy định riêng lẻ. Nếu khoản vốn này được giải phóng, định hướng giảm lãi suất cũng có thêm một yếu tố hỗ trợ.
Như vậy, dự kiến một loạt điều chỉnh mới trong chính sách tiền tệ sẽ được Ngân hàng Nhà nước tiến hành, có thể ngay từ cuối tháng 8 này. Có những mục đích khác nhau, nhưng một điểm mà thị trường mong đợi là giảm được lãi suất.
“Lãi suất sẽ giảm trong tháng 9”. Với người vay vốn, doanh nghiệp vay vốn, sự nóng lòng chờ đợi điểm hẹn này có thể ví von qua một cách nói: “Tháng 9, gần lắm, chỉ là một ngày sau 31/8 thôi…”.
Cách đây hơn một tuần, chồng chị Nhung đến ngân hàng này gửi tiếp 300 triệu đồng ở tài khoản khác. Lãi suất gián tiếp ban đầu nhân viên giao dịch ấn định 17,5%/năm. Nhưng sau khi trao đổi với cán bộ quản lý, mức đó bị gút xuống 17%/năm với lý do: “Nếu anh gửi cách đây hai ngày thì được 17,5%/năm, mức này giờ chỉ áp cho các khoản gửi trên 500 triệu đồng thôi”.
Thanh khoản tốt, vẫn phải dự phòng
Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang tốt. Nhận định này có từ chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đưa ra, hay từ một số tổ chức đầu tư tài chính và cả từ chính đại diện ngân hàng thương mại.
Biểu hiện cụ thể cho chuyển biến thanh khoản là thực tế lãi suất huy động dù vẫn vượt trần nhưng không còn quá căng thẳng như thời gian qua; diễn biến trên thị trường liên ngân hàng khoảng một tháng trở lại đây đã ổn định và lãi suất bình quân ở mức thấp hơn nhiều so với trước đó; quy mô đấu thầu trên thị trường mở cũng đã sụt giảm mạnh…
Một phó tổng giám đốc ngân hàng lớn tại Hà Nội còn cho biết, hiện tại, thanh khoản của khối ngân hàng cổ phần thậm chí đang tốt hơn cả khối quốc doanh, và lãi suất cho vay theo đó cũng đã bắt đầu giảm nhẹ. Tuy nhiên, bà dự tính rằng, lãi suất thời gian tới vẫn khó giảm nhiều.
“Về thông tin định hướng giảm lãi suất xuống 17% - 19%/năm từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi rất mong muốn. Vì như vậy doanh nghiệp đỡ khó khăn, ngân hàng cũng đỡ lo ngại nhiều về nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao, thanh khoản cũng tốt hơn, thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn”, vị lãnh đạo ngân hàng này nói.
Nhưng điều kiện để giảm lãi suất một cách rõ rệt vẫn là mặt bằng chi phí huy động phải giảm. Thông tin từ đại diện trên cho biết, nhiều ngân hàng vẫn đang có chi phí huy động cao (khoảng 18% - 19%/năm). Lãi suất đầu vào cũng chưa thể giảm mạnh ngay do phải dự phòng cho thanh khoản những tháng cuối năm, khi nhu cầu chi tiêu của các doanh nghiệp tăng cao.
Trong khi đó, lượng tiền mặt trên thị trường theo phân tích của phó tổng giám đốc ngân hàng trên hiện hạn chế, do chính sách thắt chặt tiền tệ từ đầu năm (mức tăng rất thấp và chậm của tổng phương tiện thanh toán qua 7 tháng chưa đầy 4% là một dẫn chứng cụ thể); thị trường vàng vẫn là một kênh níu kéo và chia sẻ, còn bản thân hệ thống là cạnh tranh huy động vốn không minh bạch…
“Trong thời gian tới, tôi mong muốn thị trường vận hành minh bạch hơn. Vì vậy việc áp dụng biện pháp hành chính trong điều kiện không phù hợp với cung cầu thị trường sẽ phát sinh nhiều vẫn đề không lành mạnh và thiếu minh bạch.
Giới hạn tăng trưởng tín dụng cũng không nên cào bằng với tất cả các ngân hàng, dù việc này nhiều người đã nói rồi. Ví như ngân hàng tôi không thể đặt hạn mức 20% cho tất cả các chi nhánh của mình, cần phải dựa trên các mục tiêu tăng trưởng, khả năng sử dụng vốn, tuân thủ, thị trường cần ưu tiên, năng lực lãnh đạo và trình độ quản trị từng nơi”, vị đại diện này nói thêm.
Sẽ có loạt điều chỉnh chính sách?
Một lần nữa, tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã đăng đàn nói về định hướng kéo lãi suất cho vay về 17% - 19%/năm trong tháng 9 tới. Bên cạnh thông tin về trạng thái vốn của hệ thống, ông Bình cũng đã hé mở một số khả năng điều chỉnh chính sách.
Thứ nhất, đó là khả năng sử dụng công cụ dữ trữ bắt buộc để hút tiền về trước áp lực lạm phát cuối năm. Phương án điều hòa tác động cũng được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước đề cập tới là trả lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc ở mức chấp nhận được để tránh dồn chi phí của các ngân hàng thương mại vào lãi suất cho vay.
Thứ hai, Thông tư số 13 và một số điểm sửa đổi sau đó bằng Thông tư số 19 về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng cũng được Thống đốc tiết lộ là sẽ có sửa đổi. Hiện chưa rõ nội dung sửa đổi là gì, như thế nào, nhưng có thể dự tính một điểm đến là quy định về tỷ lệ cấp tín dụng từ vốn huy động 80%/85% hiện nay, mà một số chuyên gia xem đó là “cái ao đọng vốn” - như một điều chỉnh để góp phần trung hòa tác động của giải pháp dự trữ bắt buộc (nếu tăng).
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét lại cơ chế hoạt động của thị trường liên ngân hàng, sự luân chuyển của dòng vốn trong mối liên hệ với thị trường 1, trong tầm kiểm soát và định hướng hợp lý hơn.
Thứ tư, cơ chế trần lãi suất huy động VND hiện nay cũng có thể có thay đổi, theo quan điểm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là hạn chế những can thiệp hành chính, mà thay bằng các điều chỉnh kỹ thuật. Nếu cơ chế này thay đổi, lãi suất huy động được trả lại cho thị trường điều tiết và các công cụ điều hành gián tiếp can thiệp là giả thiết được tính đến.
Thứ năm, giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% thay vì cào bằng cho tất cả các ngân hàng như hiện nay cũng sẽ được “trung hòa” lại, theo lời của Thống đốc Bình. Điều này nhằm khắc phục tình trạng tăng trưởng tín dụng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” dẫn đến hạn chế trong phân bổ các nguồn vốn…
Ngoài ra, theo ý kiến của một số đại diện ngân hàng thương mại, “nhân dịp này” cơ chế trích lập dự phòng theo Quyết định 493 (ban hành năm 2005) cũng cần được điều chỉnh. Đó là quy định về khoản trích dự phòng chung 0,75%, “trói” vốn của các nhà băng, dù họ đã trích dự phòng theo các nhóm nợ ứng với các mức quy định riêng lẻ. Nếu khoản vốn này được giải phóng, định hướng giảm lãi suất cũng có thêm một yếu tố hỗ trợ.
Như vậy, dự kiến một loạt điều chỉnh mới trong chính sách tiền tệ sẽ được Ngân hàng Nhà nước tiến hành, có thể ngay từ cuối tháng 8 này. Có những mục đích khác nhau, nhưng một điểm mà thị trường mong đợi là giảm được lãi suất.
“Lãi suất sẽ giảm trong tháng 9”. Với người vay vốn, doanh nghiệp vay vốn, sự nóng lòng chờ đợi điểm hẹn này có thể ví von qua một cách nói: “Tháng 9, gần lắm, chỉ là một ngày sau 31/8 thôi…”.
(Theo VnEconomy)
5 comments:
Nếu doanh nghiệp làm ăn thực lãi 10%/năm trong thời buổi khủng hoảng kép đang cận kề, cả thế giới đã ùn ùn đổ tiền vào VN rồi! Lãi suất 17%/năm, thật khó tin nổi là kinh tế đang tốt lên!
Một vài ý phản biện...
Nhiệt liệt ủng hộ quan điểm làm việc của Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong thời gian tới: "Không dùng mệnh lệnh hành chính mà dùng các biện pháp kỹ thuật để định hướng thị trường nhằm đạt mục tiêu, trả lại cho thị trường quyết định".
Mệnh lệnh hành chính thể hiện sự "bất lực" trong điều hành.
Chỉ còn vài ngày nữa thôi, chính sách nhất quán, hành động cụ thể sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế hiện nay. Mong rằng Thống đốc sẽ làm được như những gì đã nói.
Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Thống đốc: trong tình hình hiện nay không nên thực hiện chính sách lãi suất tiền gửi thực dương, phải bằng nhiều biện pháp để kéo lãi suất xuống.
Một lần nữa tôi đặt niềm tin vào các nhà làm chính sách. Chúc tân Thống đốc thành công, nhất là giảm được lạm phát, cho dân được nhờ.
Vì nếu chỉ để giảm lãi suất (mà thả nổi lạm phát) thì có một cách đơn giản là bơm tiền vào hệ thống lưu thông, lãi suất sẽ giảm ngay. Chỉ có điều hậu quả là lạm phát gia tăng mãi và đời sống của người dân càng thêm khó khăn.
Tôi hy vọng vào tài năng chèo lái con thuyền tài chính/ngân hàng của tân Thống đốc. Và hồi hộp chờ đợi kết quả.
Post a Comment