Sau
phiên tăng 3,2% đêm qua của giá vàng quốc tế tại thị trường New York, giá vàng trong nước sáng nay đội
thêm xấp xỉ 1,5 triệu đồng mỗi lượng. Triển vọng tăng giá của vàng đang được
củng cố sau khi số liệu việc làm công bố ngày hôm qua tô xám thêm bức tranh
kinh tế Mỹ.
> Xu
hướng giá vàng thời gian tới có dễ đoán? / Giá
vàng tăng hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, USD tiếp tục giảm
> Nhận
định thị trường chứng khoán ngày 5/9 / Được
Ủy ban thông qua tăng vốn, cổ đông lại tranh nhau bán sàn PVA
> Đưa
tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài vào diện phải dự trữ bắt buộc / Sửa
tiếp Thông tư 13: Khơi thông vốn, hỗ trợ giảm lãi suất
> Ứng
xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? / Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần
4,6 tỷ USDVàng quốc tế đêm qua lại tăng lên mức 1884 USD/ounce |
Lúc hơn 10h sáng nay, Công ty Phú Quý tại Hà Nội niêm yết giá vàng SJC ở mức
47,7 triệu đồng/lượng ở chiều thu mua và 48,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) báo giá vàng cùng
thương hiệu ở mức 47,8 triệu đồng/lượng và 48,1 triệu đồng/lượng.
Theo biểu đồ giá vàng của SJC, giá vàng tại doanh nghiệp này đã tăng 1,45 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với mức giá cuối giờ chiều ngày 1/9, thời điểm trước khi nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
So với cuối tuần trước, giá vàng đã tăng 300.000-500.000 đồng/lượng tùy giá áp dụng ở từng doanh nghiệp. Sau thời gian mua mạnh trong tuần trước, người dân tuần này đã giảm mua vàng, thị trường trầm lắng trở lại. Giá vàng biến động giằng co mạnh trong tuần, đã có thời điểm hạ về sát ngưỡng 46 triệu đồng/lượng.
So với giá vàng quốc tế quy đổi (tính theo giá USD ngân hàng), giá vàng SJC do SJC bán ra hiện chỉ còn cao hơn chừng 700.000 đồng/lượng, mức chênh đã cải thiện đáng kể so với mức trên 2 triệu đồng/lượng hồi tuần trước.
Đại diện một số doanh nghiệp kim hoàn lớn có mở cửa giao dịch hôm nay cho biết, do người dân đang tham gia nhiều vào các hoạt động nghỉ lễ nên hoạt động mua bán vàng miếng diễn ra chậm. Một số đơn vị như Sacombank-SBJ nghỉ lễ cho đến hết tuần này và sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới.
Giá USD thị trường tự do tại Hà Nội sáng nay nhích nhẹ so với hôm thứ Sáu, phổ biến ở mức 20.920 đồng (mua vào) và 21.020 đồng (bán ra). Tuy nhiên, nếu so với cuối tuần trước, ngoại tệ này đã rẻ đi 180 đồng ở chiều bán ra.
Giá vàng giao ngay tăng 58,8 USD/oz khi chốt phiên New York, đạt 1.885,2 USD/oz. Vàng giao ngay đã tăng giá hơn 55 USD/oz trong tuần này, tương đương tăng trên 3%.
Thị trường đã gia tăng đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải tung ra một chương trình nới lỏng định lượng nữa (QE3) sau khi thống kê việc làm tháng 8 của nước này cho thấy nguy cơ suy thoái.
Bộ Lao động Mỹ hôm qua cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 8 giữ nguyên ở mức 9,1%. Trong hai tháng 6 và 7, các công ty Mỹ đã cắt giảm tổng cộng 58.000 công việc do sự sa sút niềm tin vào nền kinh tế.
Giới phân tích dự báo, khả năng về QE3 sẽ được quyết định trong cuộc họp chính sách ngày 20/9 tới của FED.
Những đồn đoán về QE3 và bức tranh xám màu của kinh tế Mỹ đang nâng đỡ tích cực giá vàng. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ công còn chưa có hướng giải quyết ở châu Âu cũng tiếp tục hỗ trợ cho giá kim loại này.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua ròng 2,5 tấn vàng trong tuần này, hiện đang nắm 1.232,3 tấn vàng, sau khi xả hơn 60 tấn trong tuần trước.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York hôm qua chốt phiên hạ 2,48 USD/thùng, còn 86,45 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD chốt tuần ở 1,42 USD/Euro. Thứ Hai tới, thị trường tài chính Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ Lao động (Labor Day).
Theo biểu đồ giá vàng của SJC, giá vàng tại doanh nghiệp này đã tăng 1,45 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với mức giá cuối giờ chiều ngày 1/9, thời điểm trước khi nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
So với cuối tuần trước, giá vàng đã tăng 300.000-500.000 đồng/lượng tùy giá áp dụng ở từng doanh nghiệp. Sau thời gian mua mạnh trong tuần trước, người dân tuần này đã giảm mua vàng, thị trường trầm lắng trở lại. Giá vàng biến động giằng co mạnh trong tuần, đã có thời điểm hạ về sát ngưỡng 46 triệu đồng/lượng.
So với giá vàng quốc tế quy đổi (tính theo giá USD ngân hàng), giá vàng SJC do SJC bán ra hiện chỉ còn cao hơn chừng 700.000 đồng/lượng, mức chênh đã cải thiện đáng kể so với mức trên 2 triệu đồng/lượng hồi tuần trước.
Đại diện một số doanh nghiệp kim hoàn lớn có mở cửa giao dịch hôm nay cho biết, do người dân đang tham gia nhiều vào các hoạt động nghỉ lễ nên hoạt động mua bán vàng miếng diễn ra chậm. Một số đơn vị như Sacombank-SBJ nghỉ lễ cho đến hết tuần này và sẽ mở cửa trở lại vào tuần tới.
Giá USD thị trường tự do tại Hà Nội sáng nay nhích nhẹ so với hôm thứ Sáu, phổ biến ở mức 20.920 đồng (mua vào) và 21.020 đồng (bán ra). Tuy nhiên, nếu so với cuối tuần trước, ngoại tệ này đã rẻ đi 180 đồng ở chiều bán ra.
Giá vàng giao ngay tăng 58,8 USD/oz khi chốt phiên New York, đạt 1.885,2 USD/oz. Vàng giao ngay đã tăng giá hơn 55 USD/oz trong tuần này, tương đương tăng trên 3%.
Thị trường đã gia tăng đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải tung ra một chương trình nới lỏng định lượng nữa (QE3) sau khi thống kê việc làm tháng 8 của nước này cho thấy nguy cơ suy thoái.
Bộ Lao động Mỹ hôm qua cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 8 giữ nguyên ở mức 9,1%. Trong hai tháng 6 và 7, các công ty Mỹ đã cắt giảm tổng cộng 58.000 công việc do sự sa sút niềm tin vào nền kinh tế.
Giới phân tích dự báo, khả năng về QE3 sẽ được quyết định trong cuộc họp chính sách ngày 20/9 tới của FED.
Những đồn đoán về QE3 và bức tranh xám màu của kinh tế Mỹ đang nâng đỡ tích cực giá vàng. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng nợ công còn chưa có hướng giải quyết ở châu Âu cũng tiếp tục hỗ trợ cho giá kim loại này.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã mua ròng 2,5 tấn vàng trong tuần này, hiện đang nắm 1.232,3 tấn vàng, sau khi xả hơn 60 tấn trong tuần trước.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 10 tại New York hôm qua chốt phiên hạ 2,48 USD/thùng, còn 86,45 USD/thùng. Tỷ giá Euro/USD chốt tuần ở 1,42 USD/Euro. Thứ Hai tới, thị trường tài chính Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ lễ Lao động (Labor Day).
(Theo VnEconomy)
No comments:
Post a Comment