Thị trường Chứng khoán Việt Nam đã qua 11 năm |
Giới thiệu
Từ lâu Google luôn là một công cụ đắc lực để cho chúng ta tìm hiểu mọi chuyện, là người làm trong nghề từ lâu, trong một buổi tối ngồi rảnh, mình có ghé qua một số trang qua từ khóa trên Google "Tìm hiểu chứng khoán".
Tuy nhiên khi vào các trang trên page 1, đa phần toàn về lý thuyết chứng khoán và thị trường chứng khoán, tính "thực tế" chứng khoán Việt Nam hầu như không có, một số còn nói cả các sản phẩm của nước ngoài mà hiện Việt nam chúng ta còn chưa có (Như Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lại, ...).
Có thể thấy việc đọc và tìm hiểu như thế là hơi "phí" thời gian, trong khi quỹ thời gian chúng ta là có hạn, mà hàng ngày trên báo đài hay các phương tiện thông tin đại chúng lại đang nói "rà rã rà rã" về chứng khoán. Vậy mình xin được phép viết về chủ đề này từ A tới Z nhằm chia sẻ chút kinh nghiệm tôi có được trong vài năm công tác trong nghành (anh em nào đã có kinh nghiệm, xin "tranh luận" ở mục khác nhé)
Bắt đầu từ đâu?
Đây là điều mà nhiều người muốn tham gia vào thị trường chứng khoán luôn đặt ra, mở "tạm" một tài khoản chứng khoán chơi trước, vừa chơi vừa tìm hiểu cho có thực tế hay tìm hiểu "bài bản" trước rồi mới mở một tài khoản để chơi?
Xin nhắc lại, làm việc gì cũng cần tìm hiểu trước và mình khuyên là nên bắt đầu từ cách thứ 2, tìm hiểu nhất định rồi bắt đầu mở lấy một tài khoản chứng khoán để chơi. Không những thế, trong quá trình chơi, vừa chơi phải vừa tìm hiểu, vừa rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm, có thể mới có thể đứng vững và giành thắng lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam vốn rất khốc liệt trong vài năm qua
Có
thể hiểu Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của Thị trường
tài chính, là kênh huy động vốn dài hạn của Doanh nghiệp cổ phần. Chứng
khoán thì gồm có cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua, hợp
đồng tương lai, ... mà ở đó chúng được giao dịch trên thị trướng này (ở
đây mình chỉ xin đề cập vấn đề chi tiết nhất là cổ phiếu). Trong số các
chứng khoán trên thì cổ phiếu được xem là sản phẩm quan trọng nhất và
cũng là đối tượng chính của bài viết này
Sơ lược về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Cùng với SAM, REE là Doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên HOSE |
Cổ
phiếu có thể hiểu là chứng thư hay chứng từ xác nhận quyền sở hữu hợp
pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với Doanh nghiệp cổ phần đó, và người
sở hữu thì được gọi là cổ đông, giá trị sở hữu sẽ được tính trên mệnh
giá cổ phiếu và số cổ phiếu đang nắm giữ.
Sau
vài năm chuẩn bị thì vào ngày 28/07/2000, Thị trường chứng khoán việt
Nam chính thức có phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã chứng khoán là REE
và SAM, đây có thể xem là ngày khai trương thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Trong
vài năm đầu thành lập, Thị trường Chứng khoán Việt Nam rất ít "hàng
hóa" và do đó mức độ đại chúng hóa cũng rất thấp, hầu như không nhiều
người biết về chứng khoán thời điểm đó. Tuy nhiên sau nhiều năm thực
hiện chương trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước thành các Công
ty cổ phần (tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán), đặc biệt là vào
cuối năm 2006, số lượng các Doanh nghiệp Cổ phần (gọi tắt là Tổ chức
Niêm yết) thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tăng đột
biến, lí do là nếu niêm yết trước thời điểm 31/12/2006 thì Doanh nghiệp
sẽ được miễn và giảm thuế trong các năm tiếp theo. Và tư đó đã tạo "cú
hích" để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển với hơn 800 Tổ chức
niêm yết như hiện nay
Đôi nét Các thành viên thị trường chứng khoán Việt Nam
Cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt Nam
Về cơ bản thị trường chứng khoán Việt Nam có thể phân làm 3 cấp:
+ Cấp quản lý: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Đây là cấp đóng vai trò quản lý thị trường chứng khoán.
+ Cấp trung gian: Công ty chứng khoán, Ngân hàng lưu ký, Tổ chức Niêm yết, Công ty Quản lý Quỹ. Đây là cấp đóng vai trò trung gian trên thị trường chứng khoán. Đây là cấp đóng vai trò tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán cũng như kết nối nhà đầu tư với hàng hóa đó
+ Cấp cơ sở: nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp. Đây là cấp thực hiện giao dịch, đầu tư, qua đó giúp thị trường sôi động
- Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (SSC): thành lập tháng 11/1996 với chức năng ban đầu là cơ quan thuộc Chính Phủ chuyên quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn 2000 - 2005, do thị trường chứng khoán gắn liền với quá trình cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước thông qua quá trình đấu giá cổ phần (IPO) nên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được sáp nhập vào Bộ Tài chính, trở thành cơ quan trực thuộc Bộ này. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lúc đó là Ông Trần Xuân Hà, được điều động sang làm Thứ trưởng Bộ Tài chính, trong đó có phụ trách về chứng khoán. Trong vài năm gần đây, do số lượng hàng hóa và thành viên trên thị trường tăng vọt, chạy nhanh theo số lượng, dẫn đến "chất lượng" giảm sút nên Ủy ban đã ban hành rất nhiều các quyết định pháp lý nhằm quản lý chặt thị trường, tuy nhiên có thể thấy so với sự phát triển của Thị trường thì năng lực quản lý của Ủy ban còn chưa tốt, gây nhiều thắc mắc và bất bình trong cộng đồng nhà đầu tư.
- Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE): được khai trương từ buổi đầu thành lập Thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tới năm 2007 được nâng cấp và chuyển đổi mô hình hoạt động với tên gọi như hiện nay - Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Trong số các cơ quan cấp quản lý thì HOSE là cơ quan quản lý thị trường hiệu quả và minh bạch nhất, được các nhà đầu tư nước ngoài coi là đại diện cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam với chỉ số VN-Index. Ngày nay, HOSE hiện đang quản lý hầu hết các Doanh nghiệp cổ phần lớn nhất Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, Tập đoàn Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, ...
- Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE): được khai trương từ buổi đầu thành lập Thị trường chứng khoán Việt Nam vào năm 2000 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tới năm 2007 được nâng cấp và chuyển đổi mô hình hoạt động với tên gọi như hiện nay - Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Trong số các cơ quan cấp quản lý thì HOSE là cơ quan quản lý thị trường hiệu quả và minh bạch nhất, được các nhà đầu tư nước ngoài coi là đại diện cho Thị trường Chứng khoán Việt Nam với chỉ số VN-Index. Ngày nay, HOSE hiện đang quản lý hầu hết các Doanh nghiệp cổ phần lớn nhất Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, Tập đoàn Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, ...
(Còn tiếp)
2 comments:
Post a Comment